Các Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam.
Có 438 kết quả được tìm thấy
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam.
Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, việc sáp nhập các địa phương có chung đặc trưng văn hóa địa lý như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam mở ra một không gian phát triển rộng lớn, hội tụ nhiều tiềm năng, trong đó nổi bật nhất là hệ thống di sản văn hóa- thiên nhiên phong phú và đặc sắc. Trên nền tảng ấy, việc phát huy giá trị di sản không chỉ là nghĩa vụ bảo tồn, mà còn là động lực chiến lược để kiến tạo mô hình phát triển bền vững, bản sắc, tự cường.
Chiều 9/6, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam và Công ty Senhouse Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Không gian văn hóa Sen và Kiều”.
Ngày 6/6, tại chùa Yên Khoái Hạ, phường Ninh Phúc, thành phố Hoa Lư, đã diễn ra lễ công bố quyết định thành lập Chi nhánh Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo tại Ninh Bình.
Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" được tổ chức từ ngày 23 đến 31/5/2025. Nội dung các hoạt động trong Tuần Du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh; đặc biệt là giá trị của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An. Đồng thời, tiếp tục khẳng định thương hiệu, vị thế du lịch Ninh Bình là điểm đến đặc sắc, an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Quần thể đền cổ Muarajambi nằm giữa đại ngàn của đảo Sumatra (Indonesia) là một trong những Khu di sản văn hóa Phật giáo lâu đời nhất và lớn nhất ở Đông Nam Á, được xem là một trong những ứng viên tiềm năng của Indonesia để được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Kinh tế di sản và tài nguyên di sản còn khá mới mẻ trong lý luận và khoa học quản lý, song trên thực tiễn việc phát triển kinh tế di sản đã hình thành, phát triển trong quá trình khai thác, phát huy giá trị các di sản lâu nay. Ninh Bình với trữ lượng di sản văn hóa đồ sộ, phong phú, dày đặc, đa dạng về loại hình và niên đại đã và đang được nhân dân bảo tồn, phát huy giá trị, tạo nguồn nội lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế di sản của địa phương.
Với chủ đề “Tràng An-Di sản ngàn năm, hồn thiêng sông núi”, sáng 13/4 (ngày 16/3 âm lịch), Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Ban Quản lý Danh thắng Tràng An long trọng tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2025 tại Khu du lịch sinh thái Tràng An-Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Trong dòng chảy bất tận của thời gian, với bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Hoa Lư vẫn còn đó vẹn nguyên giá trị trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể; vẫn là hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo, đặc sắc riêng có của người dân Ninh Bình. Hào khí Hoa Lư không chỉ là lời nhắc nhớ về quá khứ, về cội nguồn, gốc rễ, mà còn là niềm tự hào, là điểm tựa, là hành trang, là lời hiệu triệu để các thế hệ người dân Ninh Bình viết tiếp bản hùng ca cho quê hương.
Sáng 6/4 (tức 9/3 năm Ất Tỵ), tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Sáng 5/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đền Thánh Nguyễn (xã Tiến Thắng), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn đã tổ chức dâng hương và tri ân công đức của Đức Thánh Nguyễn nhân dịp Lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Lễ hội Hoa Lư năm 2025 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt của tỉnh, được các sở, ngành, địa phương tích cực chuẩn bị các nội dung để lễ hội diễn ra trang trọng, ấn tượng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thi đua lao động, sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch và quản lý Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững là vô cùng quan trọng để tránh các xung đột không cần thiết giữa bảo tồn và phát triển.
Sáng 22/3, tại Đền Thánh Nguyễn, huyện Gia Viễn tổ chức lễ tuyên dương đoàn viên, thanh, thiếu nhi tiêu biểu năm 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025) và huyện Gia Viễn đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Thánh Nguyễn.
Nằm giữa lòng Tây Nguyên đại ngàn, Gia Lai ấp ủ giấc mơ trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch của khu vực. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ gắn với di sản văn hóa bản địa độc đáo, con người thân thiện, Gia Lai đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững, mang đến những trải nghiệm khác biệt và giàu cảm xúc cho du khách.
Nho Quan là nơi hội tụ của di sản văn hoá của 28 dân tộc anh em với 317 di sản văn hóa vật thể, 110 di sản văn hóa phi vật thể. Hiện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Chính vì vậy, vùng đất này còn lưu giữ được đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống. Tham gia hoạt động thường niên là Ngày hội Văn hoá, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan là cơ hội để các địa phương trong huyện giới thiệu, quảng bá nhằm lan toả các giá trị văn hoá đặc sắc đến với du khách xa gần.
Phát biểu khai mạc Ngày hội, đồng chí Hoàng Khắc Tiệp, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội nhấn mạnh: Nho Quan được biết đến là miền đất cổ, được bồi tụ bởi nhiều lớp trầm tích văn hóa, là cái nôi của phong trào cách mạng và sở hữu kho tàng di sản văn hóa phong phú với 317 di sản văn hóa vật thể, 110 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản Mo Mường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cùng nhiều di sản văn hóa có giá trị luôn được huyện quan tâm bảo tồn, giữ gìn và phát triển.
Ninh Bình là vùng đất của di sản. Nơi đây không chỉ có hệ thống các di tích có giá trị cao về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc… mà còn có các di sản văn hóa phi vật thể quý giá. Một trong những di sản đó chính là thơ.
Sáng 10/2 (ngày 13 tháng Giêng âm lịch), tại đình làng Nộn Khê (xã Yên Từ), UBND huyện Yên Mô tổ chức Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, kỷ niệm 555 năm thành lập làng và khai hội năm 2025.
Ninh Bình sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, có giá trị độc đáo, với nhiều lớp văn hóa kéo dài từ thời đồ đá đến ngày nay, hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hệ sinh thái đa dạng. Các nguồn lực, tài nguyên về văn hoá và thiên nhiên này đang được quan tâm, bảo tồn thông qua việc thực hiện các chính sách, đề án, kế hoạch, dự án bảo tồn di sản văn hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ.
Năm 2024, Yên Bái trở thành điểm đến hấp dẫn bởi sự phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch, cùng nhiều chính sách kích cầu thị trường hiệu quả; vận dụng, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề, từ đó thu hút lượng du khách cao nhất từ trước đến nay, tạo mức tăng trưởng ấn tượng. Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới.
Thành phố Hoa Lư-điểm giao thoa giữa ba vùng kinh tế trọng điểm: Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc, nơi đây không chỉ là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với Cố đô Hoa Lư ngàn năm tuổi mà còn sở hữu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới-Quần thể Danh thắng Tràng An. Vị trí chiến lược cùng những giá trị di sản riêng có là nền tảng, động lực để Hoa Lư vươn mình, kiến tạo một Đô thị di sản thiên niên kỷ độc đáo, khác biệt, xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững dựa trên tài nguyên di sản.
Theo thông tin từ Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO - Bộ Ngoại giao, Chương trình “Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024” đã trở thành một hành trình đầy cảm xúc, nơi văn hóa Việt Nam được truyền tải đầy tinh tế và chạm đến trái tim của đông đảo bạn bè quốc tế. Từng không gian, từng trải nghiệm tại sự kiện đều để lại ấn tượng sâu sắc, giúp khách thăm quan hiểu hơn, yêu hơn Việt Nam với những góc nhìn mới, đa chiều về các di sản văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt.
Ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3987/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.